Comments Box SVG iconsUsed for the like, share, comment, and reaction icons
Núi Linh Thứu trong tiếng Pali là Gijjhakuta có nghĩa là ngọn núi Kền Kền vì trên đỉnh núi có tảng đá với hình dạng giống đầu của con chim thú. Vào thời Đức Phật, ngọn núi bao quanh thành Vương Xá (Rajagriha) thuộc Vương quốc Ma-kiệt-đà (Magadha), ngày nay thuộc tiểu bang Bihar miền Đông Bắc Ấn Độ. Nơi đây đã từng là hương thất của Đức Phật, am thất của các vị đại đệ tử như Xá Lợi Phất (Sariputta), Ma Ha Ca Diếp (Maha Kassapa), Mục Kiền Liên (Moggallana) và Ngài  A Nan. Nơi đây, Đức Phật cùng đại chúng hội Tỳ khiêu tuyên thuyết pháp âm diệu nghĩa. 

Với vị trí thuận lợi cho việc tu tập và đi khất thực của chư Tăng, Đức Phật đã chọn nơi đây làm chỗ cho tăng đoàn cư trú. Xung quanh triền núi có nhiều hang động, thiền thất của các vị thánh đệ tử.

Sau khi chứng đắc đạo quả Chính Đẳng Giác, Đức Thế Tôn du hóa hoằng pháp, thu nhận đồ chúng đệ tử ngày càng đông. Trong đó, kể đến có đức vua Tần-bà-sa-la (Bimbisara) – quân vương của đế chế Ma-kiệt-đà (Magadha) một trong những vương quốc hùng cường trong 16 quốc gia thời bấy giờ cũng đã quy y với Đức phật với tư cách là cư sĩ. Nổi tiếng với lòng mộ đạo, quý kính Đức Phật, đức vua đã cho người xây những bậc tầng cấp đi lên đỉnh núi – nơi Đức Thế Tôn an ngự - để có thể gần gũi với Ngài và nghe pháp. Đức vua là vị minh quân hỗ trợ đắc lực cho tăng đoàn trong công cuộc hoằng pháp. Ngày nay giữa lưng chừng triền núi có tấm bảng ghi lại sự kiện vua Tần Bà Sa La xuống kiệu bộ hành lên đỉnh núi để đỉnh lễ Đức Phật. Dưới chân núi, cách đỉnh gần 2km theo hướng Tây Nam là ngục giam của vua Tần Bà Sa La, vị vua đáng thương đã bị người con trai A Xà Thế (Ajatasattu) nhốt vào ngục hòng đoạt ngôi, nhưng đức vua đã qua đời ngay khi A Xà Thế ôm lòng hối hận, sót thương cha.

Vua Tần Bà Sa La sau khi bị nhốt trong ngục, mỗi ngày ông đều hướng tâm về hương thất của Đức Phật. Hoàng Hậu Vi Đề Hy (Videhi) mang tấm lòng thành kính của ông đến Đức Phật. Thế Tôn giảng kinh để cho bà về lặp lại cho ông nghe, nhờ đó ông đã xóa bỏ hận thù với con trai của mình. Tại Linh Thứu sơn đức Phật cũng đã hóa độ vua A Xà Thế.
Núi Linh Thứu cũng minh chứng cho giai thoại Niêm hoa vi tiếu trong nhà thiền. Nói đầy đủ là Thế Tôn niêm hoa, Ca Diếp vi tiếu nghĩa là Đức Phật Thích Ca cầm hoa đưa lên, Ngài Ca Diếp mỉm cười. Nhân đó, Đức Phật ấn chứng sự thâm ngộ của ngài Ca Diếp và nói rằng: “ta có chính pháp nhãn tạng Niết Bàn diệu tâm, thực tướng, vô tướng, vi diệu pháp môn bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền nay truyền cho Ma Ha Ca Diếp”, từ đó về sau ngài Ca Diếp được suy tôn là sơ tổ Thiền tông Ấn – Hoa...
 
Thượng Toạ Viện Chủ cùng Tăng, Ni, Phật Tử, Luật Mật Viện Thắng Nghiêm đã đến chiêm bái, hành trì nghi quỹ Hộ Ma Hỏa Thực và thiết lập mandala hoa cúng dàng Đức Thế Tôn tại đỉnh núi Linh Thứu. 
10/04/2024.

Núi Linh Thứu trong tiếng Pali là...

Tịnh xá Kỳ Viên là một trong nhưng ngôi tịnh xá nổi tiếng nhất vào thời Đức Phật, được nhắc nhiều trong kinh sách. Lịch sử hình thành ngôi tịnh xá gắn liền với vị đại thí chủ Cấp Cô Độc, đã trở thành một câu chuyện huyền thoại khiến nhiều người biết đến...

Tịnh xá Kỳ Viên là một t...

"Cạo sạch mái tóc
Nguyện cho chúng sinh
Dứt hết phiền não
Độ thoát cho đời."
Oṃ siddhyantu mantra-padāya svāhā.

Con đường xuất gia thênh thang cao rộng, người tại gia vốn dĩ tất bật với cuộc sống, với mưu sinh sẽ khó lòng mà trải nghiệm được. Bởi muốn đi trên con đường đó, người ta phải từ bỏ cuộc sống gia đình, hướng tâm đến vạn loài chúng sinh, lựa chọn cho mình một hướng đi tươi sáng khi thực hành sự buông bỏ vật chất và tinh thần thuộc về thế gian. Quý Phật Tử đang gieo duyên với niết bàn bất diệt khi những thiện nghiệp công đức cùng với sự vun bồi cả phước báu hữu lậu lẫn vô lậu ngày càng được tăng trưởng qua sự tu tập. Gieo một duyên lành trong đời này nhằm hướng con đường đạo đức và khi hội đủ nhân duyên thì sẵn sàng bước chân lên con đường xuất gia chính thức, thành tựu hạt giống giải thoát.

Nam Mô Thường Tinh Tiến Bồ Tát Ma Ha Tát.

"Cạo sạch mái tóc Nguyện ...

Xem Thêm